Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
240597

Chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi thời gian trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Đăng lúc: 27/01/2024 (GMT+7)
100%

Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc gia, từ ngày 20/01/2024 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có đợt rét đậm, vùng núi rét hại, nhiệt độ thấp nhất có thể xuống dưới 9 độ C, vùng núi cao có thể xuống dưới 2 độ C, có nơi xuống dưới 0 độ C.

Để kịp thời ứng phó với các tình huống thời tiết bất thường xảy ra, nhất là rét đậm, rét hại, hạn chế thấp nhất thiệt hại gây ra cho đàn vật nuôi đặc biệt vào thời gian trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phòng, chống đói rét cho vật nuôi theo hướng dẫn của Hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Công văn số 6065/SNN&PTNT-CNTY ngày 16/11/2023; Công văn số 42/CCCNTY-QLG&KTCN ngày 18/01/2024 về việc chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói rét cho đàn vật nuôi. Đồng thời, đề nghị chỉ đạo khẩn trương triển khai thực hiện các nội dung sau:

1. Chỉ đạo phòng chống đói, rét cho vật nuôi

- Tập trung chỉ đạo, không chủ quan và bị động trong việc phòng, chống rét cho vật nuôi trên địa bàn quản lý. Thành lập các đoàn công tác đi chỉ đạo trực tiếp, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống đói, rét; trong đó cần chú trọng các khu vực vùng cao, xã biên giới, những nơi có nguy cơ vật nuôi bị ảnh hưởng nhiều do đói, rét.

- Rà soát, thống kê tổng đàn, các trại chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn theo nội dung công văn số 18/CCCNTY-QLG&KTCN ngày 09/01/2024 của Chi cục Chăn nuôi và Thú y; Hướng dẫn phổ biến kiến thức, kinh nghiệm phòng chống đói, rét cho hộ chăn nuôi theo nội dung đã được Chi cục tập huấn, hướng dẫn.

- Giao trách nhiệm cho cấp ủy, chính quyền cấp xã và người đứng đầu thôn, bản phối hợp với các đoàn thể chính trị xã hội huy động nguồn nhân lực tại chỗ, theo dõi bám sát địa bàn, khẩn trương hướng dẫn đến tận hộ gia đình áp dụng các biện pháp, phòng chống đói rét cho vật nuôi.

2. Hướng dẫn các biện pháp phòng chống đói, rét

- Liên tục cập nhật diễn biến thời tiết khí hậu; thông tin kịp thời và thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt trên loa truyền thanh của xã để người chăn nuôi biết, không chủ quan và bị động trong việc phòng chống đói, rét cho vật nuôi.

- Phổ biến và hướng dẫn người chăn nuôi sửa chữa chuồng trại, che chắn giữ ấm và đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi; hướng dẫn hộ chăn nuôi chủ động dự trữ thức ăn tinh; thức ăn khô (rơm, rạ, cỏ khô…), thức ăn ủ chua, bảo quản các phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho gia súc ăn cỏ. Đối với gia cầm phải có đèn sưởi; củng cố chuồng trại chăn nuôi, che chắn giữ khô nền chuồng, kín, ấm và đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi.

- Chủ động dự trữ, bảo quản thức ăn thô xanh cũng như thức ăn tinh cho gia súc để đảm bảo đủ thức ăn cho gia súc trong vụ Đông-Xuân. Việc cung cấp đủ thức ăn những ngày giá, rét cho vật nuôi giúp đàn vật nuôi có nhiều năng lượng để chống rét tốt hơn,…đảm bảo bình quân 5-7kg/con/ngày trong những ngày giá rét; tuyên truyền, vận động người chăn nuôi không cho trâu, bò làm việc, chăn thả tự do khi xảy ra rét hại; đưa trâu, bò về chỗ nuôi nhốt có kiểm soát; áp dụng các biện pháp giữ ấm cho trâu, bò; đặc biệt là bê, nghé non; đồng thời bổ sung khoáng và thức ăn tinh, vitamin trong những ngày rét đậm, rét hại, đặc biệt những ngày nhiệt độ dưới 12ºC cần nuôi nhốt gia súc tại chuồng.

- Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi, thực hiện tiêm phòng đầy đủ cho gia súc, gia cầm; tẩy giun sán cho trâu bò. Thường xuyên theo dõi tình hình đàn gia súc, gia cầm; phát hiện kịp thời vật nuôi ốm để cách ly xử lý.

Nguồn tin: Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hoá

Chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi thời gian trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Đăng lúc: 27/01/2024 (GMT+7)
100%

Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc gia, từ ngày 20/01/2024 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có đợt rét đậm, vùng núi rét hại, nhiệt độ thấp nhất có thể xuống dưới 9 độ C, vùng núi cao có thể xuống dưới 2 độ C, có nơi xuống dưới 0 độ C.

Để kịp thời ứng phó với các tình huống thời tiết bất thường xảy ra, nhất là rét đậm, rét hại, hạn chế thấp nhất thiệt hại gây ra cho đàn vật nuôi đặc biệt vào thời gian trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phòng, chống đói rét cho vật nuôi theo hướng dẫn của Hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Công văn số 6065/SNN&PTNT-CNTY ngày 16/11/2023; Công văn số 42/CCCNTY-QLG&KTCN ngày 18/01/2024 về việc chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói rét cho đàn vật nuôi. Đồng thời, đề nghị chỉ đạo khẩn trương triển khai thực hiện các nội dung sau:

1. Chỉ đạo phòng chống đói, rét cho vật nuôi

- Tập trung chỉ đạo, không chủ quan và bị động trong việc phòng, chống rét cho vật nuôi trên địa bàn quản lý. Thành lập các đoàn công tác đi chỉ đạo trực tiếp, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống đói, rét; trong đó cần chú trọng các khu vực vùng cao, xã biên giới, những nơi có nguy cơ vật nuôi bị ảnh hưởng nhiều do đói, rét.

- Rà soát, thống kê tổng đàn, các trại chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn theo nội dung công văn số 18/CCCNTY-QLG&KTCN ngày 09/01/2024 của Chi cục Chăn nuôi và Thú y; Hướng dẫn phổ biến kiến thức, kinh nghiệm phòng chống đói, rét cho hộ chăn nuôi theo nội dung đã được Chi cục tập huấn, hướng dẫn.

- Giao trách nhiệm cho cấp ủy, chính quyền cấp xã và người đứng đầu thôn, bản phối hợp với các đoàn thể chính trị xã hội huy động nguồn nhân lực tại chỗ, theo dõi bám sát địa bàn, khẩn trương hướng dẫn đến tận hộ gia đình áp dụng các biện pháp, phòng chống đói rét cho vật nuôi.

2. Hướng dẫn các biện pháp phòng chống đói, rét

- Liên tục cập nhật diễn biến thời tiết khí hậu; thông tin kịp thời và thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt trên loa truyền thanh của xã để người chăn nuôi biết, không chủ quan và bị động trong việc phòng chống đói, rét cho vật nuôi.

- Phổ biến và hướng dẫn người chăn nuôi sửa chữa chuồng trại, che chắn giữ ấm và đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi; hướng dẫn hộ chăn nuôi chủ động dự trữ thức ăn tinh; thức ăn khô (rơm, rạ, cỏ khô…), thức ăn ủ chua, bảo quản các phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho gia súc ăn cỏ. Đối với gia cầm phải có đèn sưởi; củng cố chuồng trại chăn nuôi, che chắn giữ khô nền chuồng, kín, ấm và đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi.

- Chủ động dự trữ, bảo quản thức ăn thô xanh cũng như thức ăn tinh cho gia súc để đảm bảo đủ thức ăn cho gia súc trong vụ Đông-Xuân. Việc cung cấp đủ thức ăn những ngày giá, rét cho vật nuôi giúp đàn vật nuôi có nhiều năng lượng để chống rét tốt hơn,…đảm bảo bình quân 5-7kg/con/ngày trong những ngày giá rét; tuyên truyền, vận động người chăn nuôi không cho trâu, bò làm việc, chăn thả tự do khi xảy ra rét hại; đưa trâu, bò về chỗ nuôi nhốt có kiểm soát; áp dụng các biện pháp giữ ấm cho trâu, bò; đặc biệt là bê, nghé non; đồng thời bổ sung khoáng và thức ăn tinh, vitamin trong những ngày rét đậm, rét hại, đặc biệt những ngày nhiệt độ dưới 12ºC cần nuôi nhốt gia súc tại chuồng.

- Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi, thực hiện tiêm phòng đầy đủ cho gia súc, gia cầm; tẩy giun sán cho trâu bò. Thường xuyên theo dõi tình hình đàn gia súc, gia cầm; phát hiện kịp thời vật nuôi ốm để cách ly xử lý.

Nguồn tin: Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hoá

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT