Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
240597

Tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dại

Đăng lúc: 14/12/2023 (GMT+7)
100%

Theo thông tin từ Hệ thống Quản lý thông tin Dịch bệnh động vật Việt Nam - Cục Thú y, tình hình bệnh Dại động vật trên cả nước đang diễn biến rất phức tạp có chiều hướng tăng, từ đầu năm 2023 đến nay đã xảy ra 213 ổ dịch bệnh Dại tại 31 tỉnh, thành phố, làm 72 người tử vong. Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ đầu năm đã xảy ra 03 ổ dịch bệnh Dại tại huyện Thạch Thành (xã Thạch Tượng), huyện Như Xuân (xã Bãi Trành, xã Xuân Bình) làm 01 người tử vong do tiếp súc với chó mắc bệnh Dại. Trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh nói chung, chuyện Thiệu Hóa nói riền, nguy cơ bệnh Dại tiếp tục lây lan trên đàn chó, mèo và gây tử vong trên người là rất cao do:
(1) huyện ta có đàn chó, mèo lớn với khoảng gần 20.000 con;
(2) đàn chó, mèo còn chưa quản lý chặt chẽ, chó còn thả rông nơi công cộng, không có rọ mõm, xích;
(3) đàn chó, mèo chưa được tiêm phòng vắc xin triệt để.

Để chủ động ngăn chặn có hiệu quả bệnh Dại trên địa bàn xã Thiệu Hòa, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và đảm bảo an sinh xã hội. Đồng thời thực hiện nghiêm Chỉ thị số 11-CT/TTg, ngày 21/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ Về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng chống bệnh Dại; Công văn số 17449/UBND-NN, ngày 17/11/2023 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn tỉnh; Công văn số 4576/UBND-NN, ngày 25/11/2023 của UBND huyện Thiệu Hóa về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn huyện. Chủ tịch UBND xã Thiệu Hòa yêu cầu các đồng chí Bí thư Chi bộ, trưởng thôn tập trung chỉ đạo thực hiện một số nội dung sau:

- Tăng cường công tác tuyên truyền đến tận các ngõ, xóm về tính chất nguy hiểm của bệnh Dại, các dấu hiệu nhận biết động vật mắc bệnh Dại và các biện pháp phòng, chống bệnh hiệu quả; công khai địa chỉ các cơ sở y tế và hướng dẫn người bị chó cắn đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, ngăn ngừa tử vong do bệnh Dại.

- Thường xuyên tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng trong việc giám sát, phát hiện, thông báo cho cơ quan thú y và y tế các trường hợp chó, mèo, động vật nghi mắc bệnh Dại để xử lý kịp thời; vận động người nuôi chó có trách nhiệm thực hiện nghiêm các quy định về quản lý chó, không để chó chạy rông, khi đưa chó ra ngoài cần thực hiện nghiêm việc đeo rọ mõm và có người dắt, chấp hành tiêm vắc xin phòng bệnh Dại.

- Triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống bệnh Dại; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về phòng, chống bệnh Dại ở người và động vật; đồng chí trưởng thôn chịu hoàn toàn trách nhiệm trong việc chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh Dại. Phân công lực lượng tăng cường giám sát đến tận ngõ, xóm để phát hiện sớm bệnh Dại trên động vật, có biện pháp xử lý, ngăn chặn và khống chế dịch bệnh kịp thời; báo cáo đầy đủ tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch theo quy định. hướng dẫn, yêu cầu chủ hộ nuôi chó, mèo cam kết thực hiện nghiêm việc khai báo, chấp hành việc nuôi nhốt chó, mèo trong khuôn viên gia đình, bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, không để ảnh hưởng tới những người xung quanh; chấp hành tiêm vắc xin phòng bệnh Dại cho chó, mèo theo quy định; thành lập các đội xử lý chó thả rông; xử lý nghiêm theo Nghị định số 04/2020/NĐ-CP ngày 03/01/2020 của Chính phủ đối với các trường hợp vi phạm.

- Yêu cầu chủ vật nuôi cam kết không thả rông chó, đeo rọ mõm cho chó khi đi ra nơi công cộng, có dây xích và người dắc, thực hiện nghiêm lịch tiêm phòng vắc xin Dại của địa phương; tổ chức thực hiện tiêm phòng bổ sung vắc xin Dại cho đàn chó mèo bảo đảm đạt tỷ lệ tiêm phòng và yêu cầu của công tác phòng chống dịch trên địa bàn.

- Chủ động từ ngân sách dự phòng hỗ trợ công tác phòng, chống dịch, đặc biệt là công tác tiêm phòng; có kế hoạch dự phòng kinh phí, chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, dụng cụ bắt chó, hoá chất, vắc xin để chủ động phòng chống dịch khi có dịch xảy ra.

- Đề nghị các đồng chí Bí thư Chi bộ quan tâm chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền trên địa bàn chủ động thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp ngăn chặn, phòng, chống bệnh Dại hiệu quả.

Tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dại

Đăng lúc: 14/12/2023 (GMT+7)
100%

Theo thông tin từ Hệ thống Quản lý thông tin Dịch bệnh động vật Việt Nam - Cục Thú y, tình hình bệnh Dại động vật trên cả nước đang diễn biến rất phức tạp có chiều hướng tăng, từ đầu năm 2023 đến nay đã xảy ra 213 ổ dịch bệnh Dại tại 31 tỉnh, thành phố, làm 72 người tử vong. Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ đầu năm đã xảy ra 03 ổ dịch bệnh Dại tại huyện Thạch Thành (xã Thạch Tượng), huyện Như Xuân (xã Bãi Trành, xã Xuân Bình) làm 01 người tử vong do tiếp súc với chó mắc bệnh Dại. Trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh nói chung, chuyện Thiệu Hóa nói riền, nguy cơ bệnh Dại tiếp tục lây lan trên đàn chó, mèo và gây tử vong trên người là rất cao do:
(1) huyện ta có đàn chó, mèo lớn với khoảng gần 20.000 con;
(2) đàn chó, mèo còn chưa quản lý chặt chẽ, chó còn thả rông nơi công cộng, không có rọ mõm, xích;
(3) đàn chó, mèo chưa được tiêm phòng vắc xin triệt để.

Để chủ động ngăn chặn có hiệu quả bệnh Dại trên địa bàn xã Thiệu Hòa, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và đảm bảo an sinh xã hội. Đồng thời thực hiện nghiêm Chỉ thị số 11-CT/TTg, ngày 21/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ Về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng chống bệnh Dại; Công văn số 17449/UBND-NN, ngày 17/11/2023 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn tỉnh; Công văn số 4576/UBND-NN, ngày 25/11/2023 của UBND huyện Thiệu Hóa về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn huyện. Chủ tịch UBND xã Thiệu Hòa yêu cầu các đồng chí Bí thư Chi bộ, trưởng thôn tập trung chỉ đạo thực hiện một số nội dung sau:

- Tăng cường công tác tuyên truyền đến tận các ngõ, xóm về tính chất nguy hiểm của bệnh Dại, các dấu hiệu nhận biết động vật mắc bệnh Dại và các biện pháp phòng, chống bệnh hiệu quả; công khai địa chỉ các cơ sở y tế và hướng dẫn người bị chó cắn đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, ngăn ngừa tử vong do bệnh Dại.

- Thường xuyên tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng trong việc giám sát, phát hiện, thông báo cho cơ quan thú y và y tế các trường hợp chó, mèo, động vật nghi mắc bệnh Dại để xử lý kịp thời; vận động người nuôi chó có trách nhiệm thực hiện nghiêm các quy định về quản lý chó, không để chó chạy rông, khi đưa chó ra ngoài cần thực hiện nghiêm việc đeo rọ mõm và có người dắt, chấp hành tiêm vắc xin phòng bệnh Dại.

- Triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống bệnh Dại; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về phòng, chống bệnh Dại ở người và động vật; đồng chí trưởng thôn chịu hoàn toàn trách nhiệm trong việc chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh Dại. Phân công lực lượng tăng cường giám sát đến tận ngõ, xóm để phát hiện sớm bệnh Dại trên động vật, có biện pháp xử lý, ngăn chặn và khống chế dịch bệnh kịp thời; báo cáo đầy đủ tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch theo quy định. hướng dẫn, yêu cầu chủ hộ nuôi chó, mèo cam kết thực hiện nghiêm việc khai báo, chấp hành việc nuôi nhốt chó, mèo trong khuôn viên gia đình, bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, không để ảnh hưởng tới những người xung quanh; chấp hành tiêm vắc xin phòng bệnh Dại cho chó, mèo theo quy định; thành lập các đội xử lý chó thả rông; xử lý nghiêm theo Nghị định số 04/2020/NĐ-CP ngày 03/01/2020 của Chính phủ đối với các trường hợp vi phạm.

- Yêu cầu chủ vật nuôi cam kết không thả rông chó, đeo rọ mõm cho chó khi đi ra nơi công cộng, có dây xích và người dắc, thực hiện nghiêm lịch tiêm phòng vắc xin Dại của địa phương; tổ chức thực hiện tiêm phòng bổ sung vắc xin Dại cho đàn chó mèo bảo đảm đạt tỷ lệ tiêm phòng và yêu cầu của công tác phòng chống dịch trên địa bàn.

- Chủ động từ ngân sách dự phòng hỗ trợ công tác phòng, chống dịch, đặc biệt là công tác tiêm phòng; có kế hoạch dự phòng kinh phí, chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, dụng cụ bắt chó, hoá chất, vắc xin để chủ động phòng chống dịch khi có dịch xảy ra.

- Đề nghị các đồng chí Bí thư Chi bộ quan tâm chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền trên địa bàn chủ động thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp ngăn chặn, phòng, chống bệnh Dại hiệu quả.

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT